Xe đạp MTB là gì ? Phân loại xe đạp MTB
1. Xe đạp MTB là gì ?
MTB là viết tắt của Moutain Bike ý nói đến dòng xe đạp leo núi, những chiếc xe được thiết kế chuyên biệt với mục đích thoải mãn niềm đam mê thể thao đạp xe leo núi. Nhưng đam mê là một chuyện, chọn được người bạn đồng hành lý tưởng với mình lại là một chuyện khác – để tìm kiếm được một chiếc xe phù hợp với bản thân và điều kiên kinh tế.
Trước khi tham gia bạn cũng nên chuẩn bị cho mình một số kiến thức nhất định về xe đạp Mountain Bike, bạn cần phải xác định rõ xe đạp leo núi là bộ môn thể thao như thế nào, và khi chơi cần phải chuẩn bị những gì.
Xe đạp MTB là môn thể thao mạo hiểm nhưng mang đến rất nhiều thú vị đòi hỏi người chơi phải chinh phục những địa hình hiểm trở với kỹ thuật cao. N người đi xe đạp sẽ bộc lộ sự khéo léo, tinh thần dũng cảm cũng như những giới hạn của bản thân. Bộ môn này đòi hỏi người chơi phải ngồi trên một chiếc xe đạp leo núi chuyên dụng (MTB) để vượt qua các lại địa hình gồ ghề. Có thể nói, xe đạp leo núi là một môn thể thao đầy thử thách đối với người chơi, cả về thể chất lẫn tinh thần. Khi họ buộc phải tìm cách di chuyển qua những ngọn đồi, những thung lũng đầy đá sỏi, khe núi hay bất cứ chướng ngại nào đặt trước mặt họ.
Xe đạp leo núi nhìn chung là một môn thể thao tương đối mới. Ý tưởng về loại xe đạp chuyên dành cho off-road bắt đầu xuất hiện vào thập niên 70 đầu 80. Đến năm 1981, những chiếc MTB đầu tiên bắt đầu xuất hiện. Đến thập niên 90 và 2000, xe đạp leo núi thực sự phát triển mạnh và được phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Thậm chí, ở một số quốc gia, người ta còn thiết kế những đường đua off-road chuyên dụng cho xe đạp và các giải đua xe đạp địa hình cũng liên tục được tổ chức.
Những chiếc MTB được thiết kế đặc biệt để có thể leo qua vô số các loại địa hình. Thông thường, xe đạp leo núi có nhiều loại và mỗi loại thích hợp với một địa hình nhất định. Do đó, điều quan trọng là người chơi phải xác định rõ loại địa hình cũng như hình thức leo núi định tham gia trước khi quyết định mua xe. Ngoài ra, bạn cũng cần phải xem xét chất liệu xe, các bộ phận và ngân sách của mình mới đủ khả năng lựa chọn một chiếc MTB hoàn hảo.
2.Phân loại các dòng xe đạp MTB
Không như nhiều người vẫn tưởng, xe đạp MTB thực chất được chia làm rất nhiều loại, thích hợp với từng đối tượng tham gia cũng như loại địa hình chuyên biệt. Một số xe được thiết kế cho các chuyến phượt qua vùng quê, trong khi một số khác được thiết kế cho các cuộc đổ đèo, hoặc thậm chí để thực hiện những pha mạo hiểm (như bật nhảy qua khe núi, qua các mỏm đá). Để biết được loại nào phù hợp với mình, trước tiên bạn phải xem xét nhu cầu của mình trước. Dưới đây là phân loại về một số loại xe đạp MTB chính
MTB băng đồng (Cross-Country MTB)
Đây có thể coi là dạng phổ biến nhất của xe đạp leo núi. Chúng còn được gọi với một cái tên khác là XC bike. MTB băng đồng là loại xe có thiết kế để vượt qua những chướng ngại và thử thách ở mức thấp đến trung bình. Xe được thiết kế bằng các loại vật liệu nhẹ nhất, giúp bạn có thể đạt tốc độ tối đa và vượt qua các loại địa hình không quá khó khăn. Nhìn chung, loại xe đạp này rất lý tưởng cho những người thích băng qua các vùng làng quê có đường không quá gồ ghề. MTB băng đồng được chia làm hai loại chính là Full-suspension và Hard-tail.
+Full-suspension (Là xe có đầy đủ giảm xóc trước và sau): Đây là loại xe lý tưởng đối với mọi loại địa hình, bởi chúng không được thiết kế cho một loại địa hình cụ thể nào, thế nên đây là loại xe khá linh hoạt và thích hợp với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, ưu điểm này ngược lại cũng chính là nhược điểm, do không được thiết kế chuyên biệt, nên xe cũng không có đặc điểm gì quá nổi trội so với những loại xe khác cùng họ MTB.
Xe full-suspension được trang bị cả giảm xóc trước và giảm xóc sau, giúp cho xe di chuyển mượt mà và êm ái khi vượt qua các loại địa hình không bằng phẳng. So với hard-tail, full-suspension thích hợp hơnvới các loại địa hình nhiều đá sỏi và những con dốc lớn. Một khuyết điểm nữa của full-suspension là chúng khá nặng.
+Hard-tail: Loại xe này chỉ thích hợp để leo đồi và thực hiện các bước nhảy không quá xa. Khácvới full-suspension, hard-tail chỉ trang bị duy nhất một giảm sóc ở phần đầu của xe, thế nên khi vượt qua địa hìnhcó độ gồ ghề cao, xe hard-tail hoàn toàn khong phải là một lựa chọn phù hợp.
Xe đạp MTB lai (Hybrid bike)
Đây là loại xe đạp lai giữa MTB và xe đạp đường phố (Road-bike). Do đó, xe sở hữu cả hai ưu điểm của hai loại xe trên, vừa có thể giúp bạn đạp băng băng trên những con đường lát nhựa bằng phẳng, vừa giúp bạn vượt qua những địa hình gồ ghề không chút khó khăn.
Hybrid bike thường được trang bị giảm xóc trước tương tự Hard-tail. Mặc dù có thiết kế tương đối tối ưu, song Hybrid cũng không phải là lựa chọn thích hợp nếu bạn thích leo núi cao hoặc thích chính phục các địa hình khó khăn.
+Singlespeed MTB: Đây là loại MTB chỉ dành cho những người biết rõ mình đang làm gì và có tham vọng thử thách cách giới hạn cả bản thân. Singlespeed không có bất cứ giảm xóc nào và không có bộ đề. Nói đơn giản, Singlespeed không dành cho người mới tập tọe chơi xe đạp leo núi.
+Freeride MTB: là sự kết hợp thú vị giữa MTB và xe đạp BMX. Những chiếc xe như thế được thiết kế cho những người đam mê thể thao mạo hiểm, thích chinh phục các địa hình gồ ghề trong thành phố như cầu thang, gờ vỉa hè hay bất cứ thử thách nào khác. Thế nên, sẽ là sai lầm nếu bạn chọn một chiếc Free-ride như vậy để đạp trên phố, bởi chúng không được thiết kế cho việc đó.
Downhill MTB:
Nếu bạn yêu thích cả MTB và BMX thì Freeride MTB là sự lựa chọn tuyệt vời
+Downhill MTB: Đây là loại MTB được trang bị giảm xóc hạng nặng, với mục đích sử dụng duy nhất là “đổ đèo”. Đừng mơ tưởng tới việc dùng chiếc xe này để đạp lên dốc một con đèo bởi chúng rất nặng. Thế nên, thông thường khi đổ đèo xong, nếu muốn tiếp tục, người chơi sẽ phải vác nó lên vai và trèo lên đèo trước khi tiếp tục lao xuống lần nữa.
3. Những lưu ý khi lựa chọn xe đạp MTB
Khác với những loại xe thể thao khác, xe đạp leo núi có rất nhiều bộ phận và mỗi loại xe khác nhau lại có bộ phận thiết kế khác nhau. Mặc dù vậy, khi mua xe, bạn nên quan tâm tới ba phần chính, có tầm quan trọng hơn cả đó là: Khung, phuộc và hệ thống phanh. Khung xe MTB chủ yếu được sản xuất từ các loại vật liệu là thép, hợp kim,nhôm, titan và sợi carbon.
+Khung thép: Rẻ nhất, nhưng rất nặng và không bền cho lắm.
+Khung hợp kim: Là sự kết hợp giữa thép, crôm và molypden. Những chiếc xe có khung này thường khá bền, dù có hơi nặng so với các loại vật liệu khác, song xe di chuyển khá nượt và êm, nên cũng có thể coi là một lựa chọn tốt.
+Khung nhôm: Khung nhôm khá nhẹ và có độ dẻo dai đáng ngạc nhiên. Chính vì vậy, hầu hết các xe đạp MTB giá rẻ hiện nay đều sử dụng khung nhôm, do có thể cân bằng hai yếu tố sức tải và trọng lượng. Tuy nhiên, khung nhôm có nhược điểm là hơi cứng và không có khả năng hấp thụ các xung động khi xe đi trên các địa hình gồ ghề.
+Titan: Một vật liệu tuyệt với với nhiều ưu điểm, trọng lượng và độ bền của khung titan rõ ràng vượt trội so với khung nhôm, song giá của nó thì không hề rẻ chút nào.
+Sợi carbon: Nhẹ và rất bền, sợi carbon là lựa chọn tốt nhất cho xe MTB. Bất cứ tay chơi xe đạp nào cũng mơ ước được sở hữu một chiếc xe khung carbon. Song để làm được điều đó, túi tiền của bạn phải rất dư giả bởi giá của một chiếc xe khung carbon cao gấp nhiều lần so với khung nhôm.
Phuộc xe
Sở dĩ phuộc xe MTB đóng vai trò vì đây là nơi hấp thụ xung động hoặc lực tác động và giúp duy trì ổn định của xe. Có hai loại phuộc chính hiện nay là phuộc nhún lò xo và phuộc nhún hơi.
Khác biệt chính của hai loại phuộc này là trọng lượng và độ bền. Phuộc lò xo năng hơn nhiều so với phuộc không khí, song lại bền hơn. Nếu bạn thích loại phuộc có độ ổn định cao và không phải điều chỉnh thường xuyên, hãy chọn phuộc lò xo. Ngược lại, nếu muốn giảm thiểu tối đa xung động khi vượt địa hình, hãy chọn phuộc hơi.
Khác biệt chính của hai loại phuộc này là trọng lượng và độ bền. Phuộc lò xo năng hơn nhiều so với phuộc không khí, song lại bền hơn. Nếu bạn thích loại phuộc có độ ổn định cao và không phải điều chỉnh thường xuyên, hãy chọn phuộc lò xo. Ngược lại, nếu muốn giảm thiểu tối đa xung động khi vượt địa hình, hãy chọn phuộc hơi.
Phanh
Trên thực tế, hệ thống phanh không quá quan trọng khi bạn mua xe đạp MTB, bởi bạn hoàn toàn có thể thay thế nó bằng một hệ thống phanh mới tốt hơn, nên đừng quá băn khoăn. Tuy nhiên, hãy lưu ý một điều đó là hệ thống phanh tốt nhất hiển nhiên là phanh đĩa, phanh đĩa thủy lực tốt hơn so với phanh đĩa cơ. Phanh đĩa đắt hơn phanh cao su, song an toàn hơn, đặc biệt khi bạn phải đi xe trong điều kiện ẩm ướt hoặc dính bùn.
4. Tư vấn lựa chọn xe đạp MTB phù hợp với ngân sách
Khi nói đến xe đạp MTB, ngoài căn cứ vào ngân sách còn cần quan tâm tới những lợi ích khi đi xe MTB để có thể lựa chọn xe phù hợp . Nếu dư dả ngân sách, bạn có thể dễ dàng mua được những chiếc xe MTB chất lượng cao (nhẹ hơn, vật liệu tốt hơn, an toàn hơn và bền hơn). Đừng hăm hở mua những chiếc xe rẻ tiền hoặc được nghe những chương trình đang giảm giá sốc , bởi bao giờ cũng thế “của rẻ là của ôi” nên tìm hiểu trước về các
Khi đi mua xe, hãy tránh xa các của hàng bán các đồ lặt vặt khác ngoài xe đạp. Khi mua sắm trực tuyến, hãy tìm một chuyên gia để có được những tư vấn về xe đạp địa hình hữu ích , với những lời khuyên chắc chắn và tiến hành thử nghiệm kỹ càng trước khi bỏ tiền mua.
Nếu bạn là người mới tham gia, không có tham vọng tham gia các cuộc đua mạo hiểm và chỉ có kinh phí hạn chế, phương án tốt nhất là chọn một chiếc MTB Cross-country, và tốt nhất nên chọn loại hard-tail, bởi giá thành của nó sẽ rẻ hơn khá nhiều so với một chiếc full-suspension, cũng như những loại MTB khác.
Nói chung có rất nhiều loại MTB trên thị trường Việt nam để bạn lựa chọn như Twitter, Giant, Trinx, Jeet.. để lựa chọn. Nếu muốn lựa chọn đúng chiếc xe đạp minh cần, bạn phải thật cân nhắc nhu cầu bản thân, loại hình xe đạp leo núi mình sẽ tham gia và ngân sách. Thế nên, trước tiên bạn hãy khảo sát các loại xe và xin ý kiến của những người đi trước, kế đến, tính toán tới mức độ thường xuyên sử dụng xe. Khi xem xét đầy đủ những yếu tố này và làm theo 5 lời khuyên trên đây, bạn có thể tự tin mình đã có được chiếc xe lý tưởng.
Tags mtb la gi, phan loai xe dap mtb, mtb là gì, phân loại xe đạp mtb